16/03/2015
 
 Lễ nghinh thần được tổ chức trang nghiêm với lễ rước trên biển, lễ cúng, đọc văn tế mời thủy thần chứng dám lòng thành của ngư dân.
Lễ nghinh thần được tổ chức trang nghiêm với lễ rước trên biển, lễ cúng, đọc văn tế mời thủy thần chứng dám lòng thành của ngư dân.

Ngay từ sáng sớm, lễ nghinh thần được tổ chức trang nghiêm với lễ rước trên biển, lễ cúng, đọc văn tế mời thủy thần chứng dám lòng thành của ngư dân.

Sau lễ nghinh thần là phần lễ tế chính gồm lễ cầu an, cầu ngư theo nghi thức truyền thống, tưởng nhớ các bậc tiền nhân quá cố và cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu một mùa đánh bắt hải sản thắng lợi.

 
 
 

Bên cạnh phần lễ, phần hội diễn ra hấp dẫn, sôi động với các hoạt động gần gũi gắn liền với ngư dân vùng biển, tạo nên ngày hội thật sự của người dân.

Điểm mới của lễ hội năm nay là quận Thanh Khê tổ chức trưng bày những hiện vật quý gắn liền với ngư dân địa phương và các gian hàng giới thiệu đạo cụ đánh bắt, sản phẩm nghề biển, triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”.

Lễ tế chính gồm lễ cầu an, cầu ngư theo nghi thức truyền thống, tưởng nhớ các bậc tiền nhân quá cố và cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu một mùa đánh bắt hải sản thắng lợi.
Lễ tế chính gồm lễ cầu an, cầu ngư theo nghi thức truyền thống, tưởng nhớ các bậc tiền nhân quá cố và cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu một mùa đánh bắt hải sản thắng lợi.
 

Lễ hội cầu ngư quận Thanh Khê diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 14 đến 16 tháng Giêng), thu hút đông đảo người dân tham gia.

Lễ hội không chỉ là tín ngưỡng của ngư dân vùng biển mà còn là một hình thái sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc biệt. Đây là dịp để bà con động viên nhau bám biển, giúp người dân địa phương gần gũi nhau hơn, đoàn kết, xây dựng nếp sinh hoạt văn hóa đầy ý nghĩa.
 

 Những chiếc ghe, thuyền bằng gỗ - biểu trưng của những chiếc ghe gặp nạn trong cơn bão lịch sử năm Quý Tỵ (1893). Lịch sử của làng chài lưu lại rằng ngày 23 và 24-3 âm lịch, năm Quý Tỵ (1893),ngư dân làng chài Thanh Khê và Hà Khê hành nghề chuồn khơi, gặp bão lớn và hơn 1.500 ngư dân chết và mất tích trên biển khơi. Sau sự kiên đau thương này, người dân làng chài lập nhà thờ Tập Linh để quy tập thờ những ngư dân gặp nạn. Đến năm Tân Mùi 1991, nhà thờ Tập Linh được trùng tu và người dân làm những ghe, thuyền này để thờ và lưu lại cho đời sau.
Những chiếc ghe, thuyền bằng gỗ - biểu trưng của những chiếc ghe gặp nạn trong cơn bão lịch sử năm Quý Tỵ (1893). Lịch sử của làng chài lưu lại rằng ngày 23 và 24-3 âm lịch - năm Quý Tỵ (1893), ngư dân làng chài Thanh Khê và Hà Khê hành nghề chuồn khơi, gặp bão lớn khiến hơn 1.500 ngư dân chết và mất tích trên biển khơi. Sau sự kiện đau thương này, người dân làng chài lập nhà thờ Tập Linh để quy tập thờ những ngư dân gặp nạn. Đến năm Tân Mùi 1991, nhà thờ Tập Linh được trùng tu và người dân làm những ghe, thuyền này để thờ và lưu lại cho đời sau.
 

Tượng ông Chài (biểu tượng của nghề đánh cá). Mùa thu năm Canh Ngọ 1990, ngư dân làng Thanh Khê đang hành nghề đánh cá trên biển, may mắn vớt được tượng ông Chài này. Nhân dân làng Thanh Khê thỉnh ông về và phụng thờ tại miếu Tập Linh.
Tượng ông Chài (biểu tượng của nghề đánh cá). Mùa thu năm Canh Ngọ 1990, ngư dân làng Thanh Khê đang hành nghề đánh cá trên biển, may mắn vớt được tượng ông Chài này. Nhân dân làng Thanh Khê thỉnh ông về và phụng thờ tại miếu Tập Linh.
 

Gian hàng giới thiệu các loại lưới dùng cho từng loại hình đánh bắt của ngư dân như: lưới giã cào, lưới quét, lưới ghẹ...
Gian hàng giới thiệu các loại lưới dùng cho từng loại hình đánh bắt của ngư dân như: lưới giã cào, lưới quét, lưới ghẹ...
 

Trưng bày, giới thiệu các đặc sản của vùng biển như: mực khô, cá khô, mắm...
Trưng bày, giới thiệu các đặc sản của vùng biển như: mực khô, cá khô, mắm...
 

Triển lãm “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”.
Triển lãm “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”.
 

theo baodanang.vn

 

 

Trực tuyến: 47
Tổng: 12192894

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Trưởng Ban biên tập: Bà Tăng Hoàng Hôn Thắm, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố
Địa chỉ: 10-12 Trần Phú, P.Thạch Thang, Q.Hải Châu, TP Đà Nẵng
Điện thoại: 0236.3821.158 - 0236.3822.196
Email: mttqvn@danang.gov.vn
Giấy phép số: 795/GP-STTTT, ngày 15/8/2017 của Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng
Ghi rõ nguồn "Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng" khi bạn phát hành thông tin từ website này

Chung nhan Tin Nhiem Mang